Địa chỉ: Phòng số LE-04.47 Lexington Residence, 67 Mai Chí Thọ, P. An Phú,TP.Thủ Đức
Mạng xã hội:

Email: lsnguyenquocanh@gmail.com

0919403605

0948300400

BẢN ÁN PHÚC THẨM VỤ TRANH CHẤP LIÊN QUAN TRUYỆN TRANH THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT

BẢN ÁN PHÚC THẨM VỤ TRANH CHẤP LIÊN QUAN TRUYỆN TRANH THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT

BẢN ÁN PHÚC THẨM VỤ TRANH CHẤP LIÊN QUAN TRUYỆN TRANH THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT

BẢN ÁN PHÚC THẨM VỤ TRANH CHẤP LIÊN QUAN TRUYỆN TRANH THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT

BẢN ÁN PHÚC THẨM VỤ TRANH CHẤP LIÊN QUAN TRUYỆN TRANH THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT
BẢN ÁN PHÚC THẨM VỤ TRANH CHẤP LIÊN QUAN TRUYỆN TRANH THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT

Lĩnh vực tư vấn

BẢN ÁN PHÚC THẨM VỤ TRANH CHẤP LIÊN QUAN TRUYỆN TRANH THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT

11-11-2021 11:20:11 AM - 364

Nội dung vụ án:

Từ năm 2001, biết Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật và Phát triển Tin học PT (sau đây viết tắt là Công ty PT) có đầu tư làm truyện tranh cho thiếu nhi, ông Lê Phong Lbắt đầu về làm việc tại Công ty với vị trí họa sĩ vẽ minh họa. Khi đó, giám đốc Công ty PT là bà Phan Thị Mỹ H1 có đề nghị ông vẽ bộ truyện dân gian để chuyển thể các điển tích và nhân vật trạng ngày xưa. Ông L có xây dựng khoảng 30 nhân vật và chọn ra 4 hình tượng nhân vật là O, P, Q, R để sáng tác bộ truyện tranh E.

Ông L thực hiện các công việc từ hình thành ý tưởng sáng tạo đến vẽ hình tượng nhân vật và dự kiến số tập truyện phải xuất bản trong năm. Công ty PT và các đồng nghiệp chỉ hỗ trợ mua tư liệu, lọc nét, xử lý màu, đóng góp ý kiến nhằm rút ngắn thời gian và hoàn thiện bộ truyện hơn. Bà Phan Thị Mỹ H1 không tham gia vào một khâu sáng tạo nào trong sáng tác truyện mà chỉ có vai trò điều phối chung và góp ý với tư cách là nhà quản lý. Việc tiếp thu các ý kiến góp ý từ bà H1 và người khác vào bộ truyện tranh hoàn toàn do ông quyết định. Khi truyện phát hành, trên tất cả các trang bìa tập truyện đều có ghi nhận tác giả là Lê L (là bút danh của ông).

Ngày 29/3/2002, theo yêu cầu của bà H1, ông có ký đơn để Công ty PT đăng ký quyền sở hữu đối với 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R. Sau đó, Công ty PT được Cục bản quyền cấp Giấy chứng nhận ghi nhận là chủ sở hữu bản quyền của 4 hình tượng nhân vật trên.

Ông L tiếp tục sáng tác truyện E cho đến tập 78 thì dừng lại và nghỉ việc tại Công ty PT. Một thời gian sau, ông phát hiện Công ty PT đã tự tạo ra nhiều biến thể khác nhau của 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R trên các tập truyện E từ tập 79 cho đến nay và các ấn phẩm khác như E Khoa Học, E Mỹ Thuật mà không xin phép ông L.

Vì vậy, ông L đã khởi kiện, yêu cầu:

– Công nhận ông L là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E từ tập 01 đến tập 78, không công nhận bà Phan Thị Mỹ H1 là đồng tác giả trong việc sáng tác 4 hình tượng nhân vật trên.

– Buộc công ty PT chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng những biến thể khác nhau của các hình tượng O, P, Q, R trên các tập E tiếp theo tập 78 và trên các ấn bản khác như E Khoa Học, E Mỹ Thuật.

– Buộc Công ty PT xin lỗi công khai trên báo Pháp luật, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cười, Sài Gòn Giải Phóng, Thể thao và Văn hóa trong 3 kỳ liên tiếp với nội dung xin lỗi như sau: “Tôi là Phan Thị Mỹ H1, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT, xin lỗi ông Lê Phong L (bút danh Lê L) cùng toàn thể độc giả E vì đã có hành xâm phạm hình tượng các nhân vật Trạng Trí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo do ông Lê Phong L (bút danh Lê L) sáng tác trong bộ truyện tranh E.

– Buộc Công ty PT thanh toán chi phí thuê luật sư là 20.000.000 đồng.

Xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân Quận 1 đã tuyên:

– Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đối với bà Phan Thị Mỹ H1 về việc Công nhận ông L là tác giải duy nhất của hình thức thể hiện các nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện D từ tập 01 đến tập 78.

– Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn đối với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật và Phát triển Tin học PT (hiện nay là Công Ty TNHH Truyền thông giáo dịch và giải trí PT): Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng các biến thể của hình thức thể hiện của các nhân vật O, Q, P, R trên các tập tiếp theo từ tập 79 của truyện tranh E cũng như trên các ấn bản khác như E Khoa Học, E Mỹ Thuật; Buộc xin lỗi ông Lê Phong L trên Báo Thanh niên và Báo tuổi trẻ trong 03 số liên tiếp; Thanh toán chi phí thuê luật sư 15.000.000 đồng của ông L.

– Không chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn về việc thanh toán chi phí thuê luật sư 5.000.000 đồng.

Ngày 26/2/2019, bà Phan Thị Mỹ H1 và Công ty TNHH Truyền thông giáo dục và Giải trí kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ngày 16/7/2019, TAND Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bộ truyện tranh E.

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận định:

– Hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R là các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, là loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quy định tại điểm I khoản 1 Điều 747 của Bộ luật Dân sự năm 1995. Theo quy định tại khoản 1 Điều 745, Điều 754 Bộ luật Dân sự 1995 thì “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”; “Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhất định”. Điều 6 của Nghị định số 76 – CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự quy định: “Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ”.

– Bộ truyện E là do Công ty PT phát hành, có sử dụng hình thức thể hiện của 4 nhân vật này. Tuy Công ty PT là chủ sở hữu tác phẩm là hình thức thể hiện của 4 nhân vật, được quyền sử dụng hình tượng 4 nhân vật này vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhưng phải tôn trọng quyền nhân thân của tác giả là sự toàn vẹn của tác phẩm. Việc đưa hình ảnh các nhân vật này vào nội dung truyện cần thể hiện các nét mặt, tư thế, hành động phù hợp với nội dung cốt truyện sẽ làm sai lệch so với hình thức thể hiện gốc. Việc làm sai lệch so với hình thức thể hiện gốc không có sự đồng ý của tác giả, đồng thời Công ty PT không ghi chú rõ việc sử dụng hình thức thể hiện của 4 nhân vật O, P, Q, R là tác phẩm của tác giả Lê Phong L. Do đó, Hội đồng xét xử có căn cứ xác định Công ty PT đã có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả Lê Phong L theo quy định tại Điều 19, khoản 5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Án sơ thẩm xác định Công ty PT xâm phạm quyền tác giả của Ông L khi có các hoạt động nêu trên là có căn cứ.

Cấp phúc thẩm xét xử: Không chấp nhận kháng cáo của các bị đơn là bà Phan Thị Mỹ H1 và Công ty Truyền thông giáo dục và Giải trí PT, giữ nguyên Bản án sơ thẩm.

Luật sư PHAN THANH NAM

Các tin khác

CÔNG TY LUẬT TNHH QA VÀ CỘNG SỰ