Địa chỉ: Phòng số LE-04.47 Lexington Residence, 67 Mai Chí Thọ, P. An Phú,TP.Thủ Đức
Mạng xã hội:

Email: lsnguyenquocanh@gmail.com

0919403605

0948300400

10 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

10 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

10 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

10 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

10 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
10 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

Lĩnh vực tư vấn

10 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

11-11-2021 10:02:56 AM - 656

1. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

Kinh doanh dược và trang thiết bị y tế là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn, chỉ dẫn kinh doanh do Bộ y tế cấp phép lưu hành, cụ thể như sau:

a. Về điều kiện kinh doanh dược

Theo quy định tại khoản 43 Điều 2 Luật dược 2016 ” Kinh doanh dược là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và nguyên liệu làm thuốc trên thị trường nhằm Mục đích sinh lời“.

Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật dược 2016 thì hoạt động kinh doanh dược bao gồm:

– Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

– Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

– Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

– Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;

– Kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.

Kinh doanh dược bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau nên tùy thuộc vào hình thức kinh doanh buôn bán dược mà doanh nghiệp lựa chọn để xác định điều kiện và các loại giấy tờ kèm theo cụ thể như:

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm;

– Chứng chỉ hành nghề dược;

– Giấy phép đủ điều kiện hoạt động kinh doanh nhà thuốc tốt (GPP);

– Chứng nhận chất lượng thuốc, dược phẩm đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, đối với các công ty nhập khẩu thuốc thì loại thuốc đó phải nằm trong danh sách loại thuốc cho phép nhập khẩu được Bộ y tế quy định. Nhãn hiệu nhập khẩu không được giống với nhãn hiệu thuốc đã đăng ký độc quyền ở Việt Nam.

Tuy nhiên, để được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh dược thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 33 Luật dược 2016, như:

– Về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự: các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc, cơ sở bán buôn thuốc và nguyên liệu làm thuốc,… phải đáp ứng điều kiện về địa điểm, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc; thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với kiểm tra chất lượng thuốc……

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh dược.

Việc đánh giá đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự theo quy định trên được thực hiện 03 năm một lần hoặc đột xuất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên.

Ngoài ra, để kinh doanh dược phẩm, doanh nghiệp cần áp mã ngành chính xác được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo theo Quyết định 27/2018/QĐ -TTg ngày 06/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Về điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 36/2016/NĐ- CP sửa đổi bởi Nghị định 169/2018/NĐ-CP dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế được phân thành 2 nhóm với 4 loại như sau:

Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.

Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D, trong đó:

– Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp;

– Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao;

– Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.

Việc phân loại trang thiết bị y tế như trên nhằm phân biệt mức độ rủi ro và lấy đó làm căn cứ xác định điều kiện kinh doanh đối với mỗi loại trang thiết bị y tế. Bởi mặc dù kinh doanh trang thiết bị y tế là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng điều kiện này không áp dụng đối với tất cả các loại trang thiết bị y tế.

(i) Đối với trang thiết bị y tế loại A: không thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện do đó các doanh nghiệp chỉ cần tiến hành công bố tiêu chuẩn áp dụng cho trang thiết bị y tế trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

(Theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định 36/2016/NĐ- CP).

(ii) Đối với trang thiết bị y tế loại B, C, D: được chia làm hai loại là trang thiết bị y tế loại B, C, D thông thường và cơ sở mua bán trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, được quy định cụ thể tại Điều 37 Nghị định 36/2016/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung theo Khoản 23 Điều 1 Nghị định 169/2018/NĐ- CP, cụ thể như sau:

Đối với trang thiết bị y tế loại B, C, D thông thường:

– Có ít nhất 01 nhân viên viên kỹ thuật có trình độ cao đẳng chuyên nghành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược hoặc cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc có trình độ cao đẳng trở lên mà chuyên ngành được đào tạo phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán;

– Có kho bảo quản:(Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản; bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm; đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng);

– Phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán;

Trường hợp không có kho hoặc có phương tiện bảo quản trang thiết bị y tế phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế.

Đối với cơ sở mua bán trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất:

– Người phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học chuyên nghành trang thiết bị y tế, y, dược, hoá dược hoặc sinh học;

– Có kho bảo quản đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2001/NĐ -CP;

– Có hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma tuý và tiền chất.

Như vậy, đối với trang thiết bị y tế loại B, C, D trước khi tiến hành kinh doanh thì phải đáp ứng đủ các điều kiện và thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế thì mới có thể đưa ra thị trường.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 39 Nghị định 36/2016/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 46/2017/TT- BYT Danh mục trang thiết bị y tế được mua bán như các hàng hóa thông thường không phải thực hiện việc công bố đủ điều kiện mua bán được quy định tại Phụ lục III còn bao gồm 11 loại sau:

– Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro tự xét nghiệm thuộc loại B;

– Máy đo huyết áp cá nhân;

– Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại;

– Các trang thiết bị y tế được sử dụng để đo đường huyết cá nhân: máy đo đường huyết, bút lấy máu, que thử, kim lấy máu, dung dịch chuẩn, dung dịch chứng;

– Máy xông khí dung;

– Băng y tế cá nhân;

– Nước mắt nhân tạo được phân loại là trang thiết bị y tế;

– Bao cao su;

– Màng phim tránh thai (không chứa thuốc);

– Gel/ dung dịch bôi trơn âm đạo;

– Chườm nóng/ lạnh sử dụng điện.

Việc mua bán trang thiết bị y tế trên không phải đáp ứng các điều kiện và không phải thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán. Tuy nhiên vẫn phải đáp ứng các điều kiện về bảo quản, lưu giữ, vận chuyển theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế.

2. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

Khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh dược trang thiết bị y tế thì đều cần chuẩn bị những thủ tục liên quan và tiến hành theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp: Kinh doanh dược và trang thiết bị y tế cần đánh giá về ưu, nhược điểm từng loại hình doanh nghiệp. Sau đó dựa vào điều kiện hoạt động kinh doanh của mình, rồi đưa ra lựa chọn loại hình phù hợp;

Tên công ty: Khi kinh doanh dược, trang thiết bị y tế thì cần lưu ý cách đặt tên cho công ty, tên không được giống với bất cứ doanh nghiệp nào đã đăng ký kinh doanh trước đó. Ngoài ra, tên có thể chứa các ký tự đặc biệt, có thể viết tắt, có thể dùng tên tiếng Anh nhưng không được gây nhầm lẫn, không sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa trong tên;

Vốn điều lệ: Doanh nghiệp kinh doanh dược trang thiết bị y tế cần đăng ký vốn điều lệ phù hợp với doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, vì ngành nghề kinh doanh, buôn bán thiết bị y tế không yêu cầu điều kiện về vốn. Do đó, doanh nghiệp có thể tự do kê khai vốn điều lệ;

Địa chỉ công ty: Địa chỉ doanh nghiệp phải đăng ký địa chỉ chính xác, cụ thể. Không đặt địa chỉ ở khu vực không cho phép như nhà chung cư, tập thể;

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin thì doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dược và trang thiết bị y tế chi tiết như sau:

Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu bản sao, công chứng (nếu là cá nhân);

Kèm theo giấy đăng ký doanh nghiệp, quyết định đầu tư hay tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ tương đương (nếu là tổ chức);

Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có các giấy tờ như Danh sách thành viên, cổ đông cùng góp vốn, cổ phần vào công ty kinh doanh; …

Điều lệ công ty;

Giấy đề nghị được cấp phép đăng ký kinh doanh;

Bước 3: Nộp hồ sơ lên Cơ quan đăng ký kinh doanh và chờ kết quả

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở doanh nghiệp;

Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ xem xét hồ sơ và cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp sau 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ;

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả lời lý do bằng văn bản.

Bước 4: Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dược, trang thiết bị y tế và được cấp giấy phép thì doanh ngiệp cần hoàn thành những vấn đề sau:

Đối với kinh doanh trang thiết bị y tế:

Công bố đủ điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế:  Khi kinh doanh thiết bị y tế thuộc loại B, C, D, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi hồ sơ công bố đủ điều kiện kinh doanh, mua bán trang thiết bị y tế đến Sở Y tế nơi cơ sở mua bán đặt trụ sở. Thành phần hồ sơ gồm có:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao công chứng;

– Các giấy tờ chứng minh kho bảo quản, phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế đảm bảo các yêu cầu của pháp luật, có xác nhận bởi cơ sở công bố đủ điều kiện mua bán;

– Văn bản công bố đủ điều kiện mua bán, kinh doanh thiết bị y tế;

– Bản kê khai nhân sự thực hiện mua bán, kinh doanh trang thiết bị y tế.

(Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 136/2016/NĐ- CP được sửa đổi bởi Khoản 24 Điều 1 Nghị định 169/2018/NĐ- CP).

Đối với kinh doanh dược:

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược: Khi kinh doanh dược, cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ y tế nếu thuộc một trong các trường hợp như cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng; cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc. Hoặc nộp về Sở y tế nơi cơ sở có đặt địa điểm kinh doanh thuộc một trong các trường hợp cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

Thành phần hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược;

– Tài liệu kỹ thuật tương ứng với nhà thuốc, quầy thuốc theo quy định;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;

– Bản sao Chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc, quầy thuốc.

(Theo quy định tại Điều 38 Luật Dược 2016 được hướng dẫn bởi Điều 32 Nghị định 54/2017/NĐ – CP).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì Bộ trưởng Bộ y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tổ chức đánh giá và cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp sẽ trả lời lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp biết.

Thời hạn thẩm định và cấp: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sau đó, doanh nghiệp còn phải tiến hành các thủ tục:

– Công bố thông tin, nội dung đăng ký mở công ty dược, trang thiết bị y tế: Trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp cần thực hiện công bố thông tin đăng ký công ty lên cổng thông tin quốc gia một cách công khai để tránh bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.

– Khắc con dấu chứa mã số thuế cũng như tên doanh nghiệp.

– Thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, nộp lệ phí môn bài.

– Treo bảng hiệu và đăng ký chữ ký số để đóng thuế.

– Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng để giao dịch, báo số tài khoản cho Sở Kế hoạch và đầu tư.

Ngoài đăng ký thành lập doanh nghiệp thì còn có thể kinh doanh dược và trang thiết bị y tế theo hình thức hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ- CP.

Tham khảo thêm trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo luật Doanh nghiệp 2020 tại: http://fdvn.vn/trinh-tu-thu-tuc-dang-ky-thanh-lap-doanh-nghiep-ho-kinh-doanh-theo-luat-doanh-nghiep-2020

3. LƯU Ý VỀ THUẾ TRONG KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

Doanh nghiệp kinh doanh dược và trang thiết bị y tế phải tiến hành nộp các loại thuế như: Lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, tùy vào ngành nghề kinh doanh mỗi doanh nghiệp sẽ phát sinh các loại thuế khác như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên.

Doanh nghiệp phải nộp 04 loại thuế sau bao gồm:

a. Lệ phí môn bài

Theo quy định tại Khoản 2 điều 17 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì:

Điều 17: Khai thuế môn bài.

2. Khai thuế môn bài là loại khai thuế để nộp cho hàng năm được thực hiện như sau:

– Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Theo quy định của Luật quản lý thuế thì thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Theo đó, khoản 1.3 Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC quy định về mức nộp thuế môn bài dựa trên mức vốn điều lệ của doanh nghiệp như sau:

STT

Đối tượng

Mức thu

1

Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng.

3.000.000 đồng/năm

2

Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư 10 tỷ đồng trở xuống.

2.000.000 đồng/ năm

3

Chi nhánh, văn phong đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác.

1.000.000 đồng/năm

Mức phí thu lệ phí môn bài sẽ căn cứ vào vốn điều lệ được ghi chép trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Hoặc được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với doanh nghiệp mới thành lập, theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập.

Tham khảo thêm bài các loại thuế phải nộp khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận kinh doanh tại: http://fdvn.vn/cac-loai-thue-phai-nop-khi-doanh-nghep-co-giay-chung-nhan-kinh-doanh-2

b. Thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 thì: “Thuế GTGT chính là thuế được tính dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

Và thuế GTGT là loại thuế khai theo tháng, trừ trường hợp phải khai theo quý theo quy định thông tư 151/2014/TT-BTC như sau: “b.1) Đối tượng khai thuế GTGT theo quý

Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.

Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.”

Có 02 phương pháp để áp dụng tính mức thuế GTGT bao gồm:

Phương pháp khấu trừ thuế:

Thuế GTGT phải nộp   =

Thuế GTGT đầu ra  –  Thuế GTGT đầu vào

Trong đó:

Thuế GTGT =

Giá tính thuế x Thuế suất (có 03 mức)

– Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

– Thuế suất 5%: Áp dụng đối với một số loại hàng hóa như Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế, …

– Thuế suất 10%: Áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ còn lại.

– Đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

(Thông tư 219/2013/TT-BTC)

 Phương pháp tính thuế trực tiếp:

Thuế GTGT phải nộp =

Tỷ lệ (%) x Doanh thu

   
     
 

 

 

Trong đó:

Doanh nghiệp nộp thuế theo quy định tại Điều 13 Thông tư 219/2013/TT- BTC với tỷ lệ thuế như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2% ….

c. Thuế thu nhập Doanh nghiệp (Thuế TNDN)

Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung 2013, 2014 thì thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh lợi nhuận. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp đã đạt được. Phần lợi nhuận này đã được trừ đi các khoản chi phí hợp lý.

Và theo quy định tại Thông tư 151/2014/TT-BTC thì các doanh nghiệp sẽ không lập tờ khai tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà hàng quý doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính như sau:

Điều 17. Bổ sung Điều 12a, Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:

Điều 12a. Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và quyết toán thuế năm

Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.”

Thuế TNDN được tính theo công thức quy định tại thông tư 96/2015/TT-BTC như sau:

Thuế TNDN phải nộp   =

(Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định;

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác;

Thuế suất thuế TNDN được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2015/TT-BTC là 20% (Áp dụng từ ngày 01/01/2016).

Và thuế TNDN là loại thuế tạm nộp theo quý và quyết toán theo năm.

d. Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)

Thuế TNCN cũng nằm trong số các loại thuế phải nộp của doanh nghiệp, nó là loại thuế mà doanh nghiệp sẽ nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN sẽ được kê khai theo tháng hoặc theo quý và quyết toán theo năm.

Theo quy định tại Điểm a.1 Khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định: “a.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.”

Điểm a.3 Khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định: “a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.”

Và tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi điểm a.3 khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

“a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”

Mặc dù thuế TNCN là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng tổ chức trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Việc khấu trừ thực hiện theo quy định tại thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

– Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.

– Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.

– Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập

Công thức tính:

  Thuế TNCN phải nộp   =

Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ;

Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.

Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau:

a. Lệ phí môn bài

Hộ kinh doanh là một trong những đối tượng có trách nhiệm nộp lệ phí môn bài theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì: “Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.” được miễn lệ phí môn bài.

Nếu doanh thu phát sinh của quầy thuốc trên 100.000.000 đồng/năm thì mức thu lệ phí môn bài được áp dụng theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP:

Các tin khác

CÔNG TY LUẬT TNHH QA VÀ CỘNG SỰ