Địa chỉ: Phòng số LE-04.47 Lexington Residence, 67 Mai Chí Thọ, P. An Phú,TP.Thủ Đức
Mạng xã hội:

Email: lsnguyenquocanh@gmail.com

0919403605

0948300400

10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE

10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE

10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE

10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE

10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE
10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE

Lĩnh vực tư vấn

10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE

11-11-2021 09:36:46 AM - 316

1. KINH DOANH ONLINE CÓ THỂ KHÔNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH  

Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định các hoạt động thương mại độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh gồm:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, nếu hoạt động kinh doanh online chỉ nhỏ lẻ, thuộc các trường hợp nêu trên, không kết hợp với các hình thức kinh doanh khác phải đăng ký kinh doanh thì hoạt động kinh doanh online sẽ không cần phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, người kinh doanh cần phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, không được mua bán hàng giả, hàng kém chất lương, không rõ nguồn gốc xuất xứ xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng.

2. THÀNH LẬP WEBSITE ĐIỆN TỬ ĐỂ KINH DOANH ONLINE PHẢI ĐĂNG KÝ

Như đã phân tích ở trên, kinh doanh online không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, tuy nhiên trong một số trường hợp phải đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử [1] Đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau:

1. Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.

2. Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.

3. Dịch vụ đấu giá trực tuyến.

(i) Hồ sơ đăng ký:[2]

– Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TT-BCT);

– Bản sao được chứng thực Quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân).

Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu[3].

Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên

– Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.

– Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau:

+ Các nội dung quy định tại Điều 38 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;

+ Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

– Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.

– Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).

(ii) Quy trình đăng ký[4]

Để khai báo hồ sơ, thương nhân, tổ chức truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tiến hành các bước sau:

Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:

– Tên thương nhân, tổ chức;

– Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ chức;

– Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;

– Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức;

– Các thông tin liên hệ.

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

– Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

– Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký quy định tại Điều 14 Thông tư số 47/2014/TT-BCT

Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

– Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức thực hiện tiếp Bước 5;

– Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó thương nhân, tổ chức quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.

Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số[5]) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 47/2014/TT-BCT

(iii) Xác nhận đăng ký

Thời gian xác nhận đăng ký: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký bản giấy đầy đủ, hợp lệ do thương nhân, tổ chức gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) khi hoàn thành quy trình đăng ký quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư này. Trường hợp hồ sơ bản giấy gửi về không khớp với những tài liệu, thông tin đã khai báo trực tuyến qua tài khoản truy cập hệ thống, Bộ Công Thương thông báo qua địa chỉ thư điện tử mà thương nhân, tổ chức đã đăng ký để thương nhân, tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ.

Do đó, đối với thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử phải thực hiện đăng ký với Bộ Công Thương còn những người bán hàng đơn thuần trên các nền tảng xã hội khác thì không cần phải đăng ký thủ tục này. Nếu trong trường hợp có website tuy nhiên trốn tránh không thực hiện việc đăng ký thì sẽ bị phạt lên đến 30.000.000 đồng[6].

Ngoài ra chủ website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử còn có mức xử phạt hành chính đối với các hành vi sau khi chưa đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự như:

– Lừa đảo khách hàng trên website thương mại, lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác bị phạt lên đến 50.000.000 đồng[7];

– Lợi dụng hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử để thu lợi bất chính, tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoặc bị huỷ bỏ đăng ký, chấm dứt hoặc bị thu hồi Giấy phép hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử bị phạt lên đến 50.000.000 đồng[8];…

3. LƯU Ý VỀ CÁC HÀNG HOÁ KHÔNG ĐƯỢC BÁN ONLINE

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về các hàng hoá hạn chế kinh doanh như sau:

“Điều 3. Hoạt động kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên website thương mại điện tử

1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa hạn chế kinh doanh sau:

a) Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;

b) Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;

c) Rượu các loại;

d) Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến;

đ) Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

2. Thương nhân thiết lập website để bán các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải công bố trên website của mình số, ngày cấp và nơi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó”.

Ngoài quy định chung này, đối với một số loại hàng hóa cụ thể khác cũng có những quy định điều chỉnh hạn chế kinh doanh trên website thương mại điện tử. Do vậy trước khi kinh doanh người kinh doanh cần tìm hiểu kỹ loại hàng hóa của mình có được bán online hay không, điều kiện bán online như thế nào… Trường hợp bán hàng online không được phép sẽ bị xử phạt theo điểm b Khoản 3 Điều 63 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 như sau:

“Điều 63. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động

… 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Cung cấp thông tin, kinh doanh hoặc buôn bán hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh trên môi trường internet”

4. BA LOẠI THUẾ PHẢI NỘP KHI KINH DOANH ONLINE

Trường hợp kinh doanh online nhưng có thành lập các loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.. thì khi kinh doanh sẽ tiến hành nộp các loại thuê GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp… Chi tiết các loại thuế có thể tìm hiểu theo bài 10 ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ THUẾ VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀNH CHO DOANH NGHIỆP theo link: http://fdvn.vn/10-diem-can-luu-y-ve-thue-va-bao-hiem-xa-hoi-danh-cho-doanh-nghiep/

Với trường hợp kinh doanh online theo hình thức hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì sẽ nộp thuế theo quy định sau:

Điều kiện:

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định[9]

Người bán hàng online là người có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng nếu có doanh thu từ bán hàng online lớn hơn 100 triệu đồng/năm. Do đó, không phải ai bán hàng online cũng phải nộp loại thuế này, chỉ những người kinh danh có doanh thu lớn hơn 100 triệu đồng/ năm sẽ phải có nghĩa vụ thực hiện việc nộp các loại thuế sau đây:

Thứ nhất, Thuế giá trị gia tăng

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử là đối tượng nộp thuế GTGT theo điểm đ Khoản 1 Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC. Trong đó hoạt động thương mại điện tử được hiểu là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có)”[10]

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT[11] x Tỷ lệ thuế GTGT[12]

Tỷ lệ thuế GTGT đối với hoạt động bán hàng online là hoạt động phân phối cung cấp hàng hoá thì tỷ lệ thuế GTGT là 1%

Thứ hai, Thuế thu nhập cá nhân

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN[13] x Tỷ lệ thuế TNCN[14]

Tỷ lệ thuế TNCN đối với hoạt động bán hàng online là hoạt động phân phối cung cấp hàng hoá nên tỷ lệ thuế TNCN là 0.5%

Theo đó phương pháp kê khai thuế GTGT và TNCN sẽ bao gồm là kê khai, nộp thuế theo từng lần, phương pháp khoán, “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định”[15] Cơ quan thuế sẽ có cơ chế để kiểm tra xem việc kê khai có chính xác hay không.

Riêng đối với các nhân kinh doanh online thuộc trừng hợp không phải đăng ký kinh doanh như đã phân tích ở trên thì sử dụng “phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định”[16].

Tuỳ vào phương pháp mà người kinh doanh online phải thực hiện trình tự thủ tục khác nhau, cụ thể theo Thông tư 40/2021/TT-BTC:

(i) Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai

Hồ sơ khai thuế bao gồm:

– Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC;

– Phụ lục Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai) theo mẫu số 01-2/BK-HĐKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải nộp Phụ lục Bảng kê mẫu số 01-2/BK-HĐKD ban hành kèm theo thông tư 40/2021/TT-BTC.

Nơi nộp hồ sơ: Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh

Thời gian nộp hồ sơ khai thuế:

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp thuế: Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Nghĩa vụ khai thuế trong trường hợp tạm ngừng hoạt động, kinh doanh: Thông báo cho cơ quan thuế theo quy định tại Điều 91 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Điều 12 Thông tư số 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế và không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng nếu khai thuế theo tháng hoặc tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn quý nếu khai thuế theo quý.

(ii) Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh

Hồ sơ khai thuế:

– Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này;

– Các tài liệu kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh gồm:

+ Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

+ Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;

+ Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất;…

Nơi nộp hồ sơ: Trường hợp kinh doanh lưu động thì nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh.

Thời gian nộp hồ sơ khai thuế: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

(iii) Đối với hộ khoán

Căn cứ xác định thuế khoán bao gồm:

– Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;

– Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;

– Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;

– Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.

Hồ sơ khai thuế:

– Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các hộ khoán.

– Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.

– Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn lẻ thì hộ khoán khai thuế theo từng lần phát sinh và sử dụng Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này đồng thời xuất trình, nộp kèm theo hồ sơ khai thuế các tài liệu sau:

+ Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;

+ Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;

+ Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;…

Thời gian nộp hồ sơ khai thuế:

– Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.

– Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề, hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

Thứ ba, Lệ phí môn bài[17]

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.

Chú ý: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm sản xuất, kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài) nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm, nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.

5. BÁN HÀNG CÓ GIÁ TRỊ TRÊN 200.000 ĐỒNG PHẢI XUẤT HÓA ĐƠN

Đối với người bán hàng online thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh thì theo quy định tại Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, khi bán hàng, người bán phải lập hóa đơn và giao cho người mua, trừ trường hợp bán hàng có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng.

Trường hợp bán hàng mà không lập, xuất hóa đơn thì bị phạt vi phạm hành chính về hóa đơn với mức phạt cao nhất là 20.000.000 triệu đồng[18] của Bộ Tài chính nếu hàng hóa có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên.

6. KINH DOANH ONLINE HÀNG GIẢ CÓ THỂ BỊ PHẠT ĐẾN 15 NĂM TÙ

Hiện nay theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể tại khoản 7 Điều 3 đã quy định rõ như thế nào là hàng giả. Theo đó, hàng giả gồm:

– Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

– Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

– Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

– Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

– Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

– Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Trường hợp kinh doanh hàng giả, tùy vào mức độ vi phạm mà có cơ chế xử lý khác nhau, cụ thể:

Xử phạt hành chính: Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức [19]. Cụ thể:

* Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng[20]

– Đối với hành vi này thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng tuỳ theo lượng hàng giả tương đương số lượng hàng thật có giá trị bao nhiêu hoặc dựa vào giá trị thu lợi bất hợp pháp quy định rõ tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

– Phạt tiền gấp hai lần các mức phạt tiền ở Khoản 1 Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;

+ Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

– Hình thức phạt bổ sung khác

* Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá[21]

– Đối với hành vi này thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tuỳ theo lượng hàng giả tương đương số lượng hàng thật có giá trị bao nhiêu hoặc dựa vào giá trị thu lợi bất hợp pháp mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định rõ tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

– Phạt tiền gấp hai lần các mức phạt tiền ở Khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;

+ Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

* Xử lý hình sự [22]:

Đối với cá nhân căn cứ quy định tại Khoản 1,2,3,4 Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a Khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

Các tin khác

CÔNG TY LUẬT TNHH QA VÀ CỘNG SỰ