Địa chỉ: Phòng số LE-04.47 Lexington Residence, 67 Mai Chí Thọ, P. An Phú,TP.Thủ Đức
Mạng xã hội:

Email: lsnguyenquocanh@gmail.com

0919403605

0948300400

10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP KINH DOANH
10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

Lĩnh vực tư vấn

10 ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

10-11-2021 11:51:18 AM - 296

1. LỰA CHỌN HÌNH THỨC KINH DOANH PHÙ HỢP VỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ QUY MÔ KINH DOANH

Việc lựa chọn hình thức kinh doanh phụ thuộc vào quy mô, tính chất và mục đích kinh doanh. Vì vậy đứng giữa các hình thức kinh doanh, startup nên chọn hình thức kinh doanh nào, FDVN xin liệt kê các hình thức kinh doanh với những đặc trưng cụ thể như sau:

(i) Hộ kinh doanh: Do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

Ưu điểm:

– Thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng;

– Phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ, lẻ;

– Được áp dụng chế độ thuế khoán.

Nhược điểm:

– Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân;

– Chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh;

– Hộ kinh doanh không được khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn VAT.

(ii) Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Ưu điểm:

– Thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng;

– Cơ cấu tổ chức đơn giản;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Nhược điểm:

– Không có tư cách pháp nhân;

– Chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật dù đang cho thuê doanh nghiệp hoặc thuê người làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp;

– Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng cả tài sản của mình nên dù doanh nghiệp phá sản thì chủ doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình.

(iii) Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Ưu điểm:

– Có tư cách pháp nhân;

– Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nên dễ thuyết phục đối tác và khách hàng hơn khi kinh doanh.

Nhược điểm:

– Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên đối với các thành viên hợp danh của công ty có rủi ro hơn khi kinh doanh;

– Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

(iv) Công ty TNHH MTV: Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Ưu điểm:

– Có tư cách pháp nhân;

– Chủ sở hữu Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp

– Được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhược điểm:

– Khó khăn trong việc huy động vốn;

– Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần .

(v) Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp.

Ưu điểm:

– Có tư cách pháp nhân;

– Có nhiều thành viên, dễ dàng trong việc huy động vốn;

– Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp;

– Được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhược điểm:

– Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

– Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ  hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.

(iv) Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Ưu điểm:

– Có tư cách pháp nhân;

– Không giới hạn số cổ đông;

– Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp;

– Có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Nhược điểm:

– Do công ty cổ phần không hạn chế cổ đông do đó dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn;

– Việc thành lập công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc bởi pháp luật về chế độ tài chính, kế toán.

Như vậy, để tiến hành hoạt động kinh doanh, cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với quy mô, tổ chức, mục tiêu của mình.

2. XÁC ĐỊNH NGÀNH NGHỀ KINH DOANH KHI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Hiện nay, để xác định ngành nghề kinh doanh phù hợp với định hướng hoạt động của doanh nghiệp mình, các cá nhân, tổ chức căn cứ vào Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ thủ tướng Chính phủ. Một số người thành lập doanh nghiệp vẫn gặp lúng túng trong việc xác định ngành, nghề kinh doanh. Do vậy FDVN đưa ra một số lưu ý về nguyên tắc chung giúp người thành lập doanh nghiệp bớt phần nào khó khăn trong việc xác định ngành nghề kinh doanh như sau:

Thứ nhất, khi xác định ngành, nghề kinh doanh, cần dựa vào đặc trưng hoạt động kinh doanh thể hiện bằng quy trình hoạt động (sản xuất, mua bán, cung cấp dịch vụ,…), nguyên liệu đầu vào là gì và sản phẩm đầu ra như thế nào.

Thứ hai, khi đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Khi chọn mã ngành để đăng ký, doanh nghiệp đăng ký bằng mã ngành cấp 4 (có 4 số); phần tên ngành ghi tên ngành tương ứng với mã ngành cấp 4 và diễn giải chi tiết dựa theo Nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

Ví dụ:

Tên ngành

Mã ngành

Giáo dục khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Dạy ngoại ngữ và dạy kỹ năng đàm thoại, Các khoá dạy về phê bình, đánh giá chuyên môn; Đào tạo nghề, giáo dục kỹ năng

8559

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

Chi tiết: Kinh doanh bất động sản, cho thuê mặt bằng, căn hộ, kho bãi, nhà xưởng

6810

Thứ ba, xác định ngành nghề kinh doanh chính. Khi đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp được yêu cầu xác định ngành nghề kinh doanh chính trong đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu. Pháp luật không có quy định gì về vấn đề này, tuy nhiên việc xác định ngành nghề kinh doanh chính là bắt buộc khi đăng ký kinh doanh nhằm giúp cho cơ quan nhà nước thống kê, phân loại các đối tượng doanh nghiệp để có chính sách vi mô, vĩ mô phù hợp với nền kinh tế.

Thứ tư, ghi ngành nghề trong trường hợp không có trong danh mục Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam. Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam được quy định hầu như toàn diện tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 quy định “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”, do vậy doanh nghiệp vẫn có thể kinh doanh nghành nghề ngoài hệ thống nganh nghề kinh tế Việt Nam, miễn là luật không cấm. Như vậy, khi cho rằng ngành nghề mà doanh nghiệp dự định kinh doanh không có trong danh mục Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam thì người thành lập doanh nghiệp có thể liên hệ cơ quan đăng ký kinh doanh để lấy ý kiến hoặc làm văn bản giải trình đến cơ quan này để trình bày về sự tồn tại ngành nghề này trên thực tế.

Thứ năm, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình, người thành lập doanh nghiệp đối chiếu với danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật đầu tư 2020 để xác định ngành nghề đó có phải là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không. Mặc dù trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp không bắt buộc phải nộp thêm các giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải xác định trước để thực hiện các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp. Một điểm đáng lưu ý là, khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến, nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì người nộp hồ sơ có thể được cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu ghi thêm câu “Doanh nghiệp chỉ kinh doanh ngành nghề có điều kiện khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật” trong trường nhập thông tin “Ngành nghề kinh doanh” tại trang web dangkykinhdoanh.gov.vn.

Thứ sáu, có giới hạn ngành nghề kinh doanh được đăng ký không? Pháp luật không quy định về số lượng ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp được phép đăng ký. Tuy nhiên khi tiến hành kinh doanh ngành nghề đó trên thực tế, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh nếu có.

3. XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI VỐN CỦA DOANH NGHIỆP, TÀI SẢN GÓP VỐN, ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ, TÊN CỦA DOANH NGHIỆP

Các loại vốn của doanh nghiệp

Có 04 loại vốn cơ bản mà người thành lập doanh nghiệp cần biết đến gồm: (i) Vốn điều lệ, (ii) Vốn pháp định, (iii) Vốn ký quỹ và (iv) Vốn đầu tư nước ngoài. Không phải tất cả các doanh nghiệp đều phải có các loại vốn này, đối với một số doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh nhất định, hoặc có nhà đầu tư nước ngoài

Vốn điều lệ

Khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”. Như vậy vốn điều lệ có thể được góp đủ hoặc góp sau khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với Công ty TNHH, công ty cổ phần thì chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Pháp luật không quy định về mức tối thiểu hay tối đa của vốn điều lệ mà người đăng ký doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên ở một số địa phương do có tính đặc thù về đặc điểm kinh doanh, tình hình phát triển, cơ quan quan đăng ký kinh doanh có thể gợi ý hoặc yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu đối với một số ngành nghề đặc biệt là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc đối với một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc này nhằm đảm bảo cho những doanh nghiệp này có mức vốn đủ để hoạt động tại địa phương này.

Vốn pháp định

Quy định về vốn pháp định được áp dụng đối với một số doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề, vốn pháp định sẽ được quy định trong các văn bản chuyên ngành, theo đó doanh nghiệp cần phải đảm bảo có mức vốn tối thiểu mới đủ điều kiện để được hành lập.

Ví dụ:

STT

Ngành nghề

Vốn pháp định

Căn cứ pháp lý

1

Hoạt động bán hàng đa cấp

10 tỷ đồng

Điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP

2

Thành lập sở giao dịch hàng hóa

50 tỷ đồng

Điều 8 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2018/NĐ-CP

3

Thành lập trường trung cấp sư phạm

50 tỷ đồng (vốn đầu tư xây trường)

Khoản 4 Điều 79 Nghị định 46/2017/NĐ-CP

4

Thành lập trường cao đẳng sư phạm

100 tỷ đồng (vốn đầu tư xây trường)

Khoản 4 Điều 79 Nghị định 46/2017/NĐ-CP

5

Kinh doanh sản xuất phim

200 triệu đồng

Khoản 1 Điều 11 Nghị định 54/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 142/2018/NĐ-CP

Vốn ký quỹ

Tương tự như vốn pháp định, đối với một số doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải có một tài khoản tiền ký quỹ thực tế tại ngân hàng bất kỳ, nhằm bảo đảm tình trạng hoạt động hay nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đó.

Ví dụ:

STT

Ngành nghề

Vốn ký quỹ

Căn cứ pháp lý

1

Kinh doanh dịch vụ việc làm

300 triệu đồng

Khoản 2 Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP

2

Kinh doanh cho thuê lại lao động

2 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

3

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

10 tỷ đồng

Khoản 1 Điều 23 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

4

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

7 tỷ đồng

Điều 24 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

5

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

7 tỷ đồng

Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Vốn đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư nước ngoài là vốn do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các tổ chức kinh tế của Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh chính của Luật đầu tư 2020 và pháp luật chuyên ngành khác. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có điều kiện hạn chế trong việc kinh doanh tại Việt Nam.

Ví dụ:

– Phụ lục A Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định về 25 ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh những ngành nghề theo quy định này.

– Đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh phân phối bán lẻ thì phải xin cấp giấy phép kinh doanh đối với lĩnh vực này theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP

– Đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài phải là vốn chủ sở hữu, trong đó không bao gồm vốn góp để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. (Điều 70 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).

Tài sản góp vốn

Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 liệt kê về các tài sản góp vốn gồm: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Lưu ý là Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản này mới mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn.

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

– Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

– Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

Khi có thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cần chú ý: Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.

Địa chỉ trụ sở chính

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định nào đáng chú ý hơn với địa chỉ trụ sở chính, tuy vậy, chúng tôi vẫn có lưu ý cho các cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp. Luật đầu tư 2020 có các quy định siết chặt hơn đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy những doanh nghiệp này, thậm chí là doanh nghiệp Việt Nam có người nước ngoài làm đại diện theo pháp luật có thể bị cân nhắc nếu địa chỉ trụ sở chính của họ được đặt trong các khu vực được xem là ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng của quôc gia. Điều này sẽ gây một chút khó khăn đối với một số đối tượng doanh nghiệp được liệt kê trên.

Tên của doanh nghiệp

Đối với tên của doanh nghiệp, FDVN có một số lưu ý sau, giúp người thành lập doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đặt tên.

Thứ nhất, cấu trúc tên doanh nghiệp:

Trong đó:

– Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Thứ hai, tên doanh nghiệp thì không được trùng hoặc gây nhầm lẫn. Để biết được tên doanh nghiệp mà mình lựa chọn có trùng với tên của hệ thống doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam hay không, các bạn có thể sử dụng trang web dangkykinhdoanh.gov.vn để kiểm tra trước khi nộp hồ sơ. Việc này sẽ giảm thiểu tình trạng sửa đổi hồ sơ do đặt tên doanh nghiệp bị trùng.

Thứ ba, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. (Còn tiếp...)

Các tin khác

CÔNG TY LUẬT TNHH QA VÀ CỘNG SỰ