Địa chỉ: Phòng số LE-04.47 Lexington Residence, 67 Mai Chí Thọ, P. An Phú,TP.Thủ Đức
Mạng xã hội:

Email: lsnguyenquocanh@gmail.com

0919403605

0948300400

TĂNG QUYỀN LUẬT SƯ ĐỂ NÂNG CHẤT TRANH TỤNG

TĂNG QUYỀN LUẬT SƯ ĐỂ NÂNG CHẤT TRANH TỤNG

TĂNG QUYỀN LUẬT SƯ ĐỂ NÂNG CHẤT TRANH TỤNG

TĂNG QUYỀN LUẬT SƯ ĐỂ NÂNG CHẤT TRANH TỤNG

TĂNG QUYỀN LUẬT SƯ ĐỂ NÂNG CHẤT TRANH TỤNG
TĂNG QUYỀN LUẬT SƯ ĐỂ NÂNG CHẤT TRANH TỤNG

Dịch vụ

TĂNG QUYỀN LUẬT SƯ ĐỂ NÂNG CHẤT TRANH TỤNG

18-12-2018 09:38:28 PM - 1603

Hội thảo mô hình tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vừa tổ chức tại Huế xác định không thể xem nhẹ vai trò của người bào chữa (chủ yếu là luật sư). Họ là bộ phận quan trọng cấu thành nên cải cách tư pháp và là một nửa còn lại quyết định thành công hay thất bại tính chất tranh tụng tại phiên tòa.

Luật sư chưa được tôn trọng

Nhìn từ góc độ thực tiễn, TS-luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng địa vị pháp lý, tư cách tham gia tố tụng của luật sư chưa bình đẳng với người tiến hành tố tụng. Luật sư hoàn toàn phụ thuộc vào sự đồng thuận hay không của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, thu thập chứng cứ khi bảo vệ cho thân chủ. Do đó cần phải coi luật sư như một chức danh tư pháp bình đẳng độc lập về thẩm quyền và thực thi các quyền, nghĩa vụ với người tiến hành tố tụng khác, không thể coi là người tham gia tố tụng. Bổ sung tranh tụng như một nguyên tắc cơ bản của TTHS.

Vấn đề khác là luật quy định rõ trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa nhưng thực tế cơ quan điều tra luôn làm khó, yêu cầu phải có ý kiến đồng ý của bị can, bị cáo thì mới cấp, trong khi luật sư không thể tiếp xúc với thân chủ trong trại giam. Các vấn đề về hiệu lực, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận trong các giai đoạn tố tụng cũng chưa được làm rõ. Theo luật sư Hoài, nên bãi bỏ việc xét cấp, thu hồi như hiện nay. Khi đương sự hoặc người thân của họ nhờ thì luật sư chỉ cần xuất trình thẻ và giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề là được phép tham gia tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thông báo đến các trại giam để luật sư có thể làm việc tốt.

Cạnh đó, luật sư cũng không được bình đẳng trong việc điều tra thu thập chứng cứ. Những gì mà luật sư có chỉ được coi là những “tài liệu đồ vật” và chỉ có quyền giao cho cơ quan điều tra hoặc VKS. Luật cũng chưa quy định cách thức liên lạc trao đổi giữa điều tra viên và luật sư nên việc tham gia tố tụng luôn bị phụ thuộc vào sự sắp xếp của điều tra viên.

Cũng theo luật sư Hoài, ở giai đoạn xét xử, luật cho phép một luật sư được bào chữa cho nhiều bị can trong cùng một vụ án khi quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Thực tế, cơ quan tố tụng xác định tính chất không đối lập nhau khá cảm tính, chưa rõ ràng…

Cần nhiều cơ chế để tranh tụng

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Trương Trọng Nghĩa, tại các buổi hỏi cung, bị can không được từ chối lấy lời khai khi không có mặt luật sư. Khi vụ án bị tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung thì luật sư không được thông báo khiến không nắm bắt được nội dung yêu cầu của việc điều tra bổ sung. Quy định về việc tiếp xúc với bị cáo tại phiên tòa đang gây trở ngại cho việc bào chữa…

Từ đó luật sư Nghĩa cho rằng cần có cơ chế cho luật sư tham gia đầy đủ vào các giai đoạn tố tụng, thực hiện nguyên tắc tranh tụng mạnh mẽ đầy đủ. Cụ thể Hiến pháp và BLTTHS cần ghi nhận quyền bào chữa của nghi can, bị can, bị cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân. Khẳng định nghi can, bị can có quyền không tự tố cáo mình và giữ im lặng cho đến khi tiếp xúc với luật sư mình yêu cầu hoặc được chỉ định. Áp dụng nguyên tắc “mặc nhiên vô tội cho đến khi có bản án có hiệu lực”. Ông Nghĩa cho rằng không nên dùng cụm từ được “suy đoán vô tội” vì dễ dẫn đến tâm lý của người tiến hành tố tụng cho là “tôi đoán anh có tội nhưng anh được suy đoán vô tội…”. Có chế độ giam giữ riêng vì môi trường giam giữ như hiện nay có thể làm cho lời khai của bị can không chính xác do họ có tâm lý bị ép cung…

Luật sư Nghĩa cũng đề xuất các biện pháp nâng cao địa vị pháp lý của luật sư. Trước hết cần quy định nguyên tắc luật sư được tiếp xúc riêng và tư vấn cho thân chủ ngay từ giai đoạn điều tra. Theo đó, cơ quan điều tra chỉ nên giám sát về tầm nhìn để ngăn chặn việc luật sư đưa các đồ vật, còn nội dung trao đổi thì được tự do. Tiếp đó là đơn giản hóa thủ tục mời và tiếp xúc thân chủ của luật sư trừ một số trường hợp như luật định. Luật cũng nên cho phép luật sư được phép thu thập chứng cứ, chất vấn và phản biện về chứng cứ buộc tội…

Các tin khác

CÔNG TY LUẬT TNHH QA VÀ CỘNG SỰ