Địa chỉ: Phòng số LE-04.47 Lexington Residence, 67 Mai Chí Thọ, P. An Phú,TP.Thủ Đức
Mạng xã hội:

Email: lsnguyenquocanh@gmail.com

0919403605

0948300400

GIAO DỊCH BẰNG ĐỒNG BITCOIN TẠI VIỆT NAM CÓ BỊ CẤM

GIAO DỊCH BẰNG ĐỒNG BITCOIN TẠI VIỆT NAM CÓ BỊ CẤM

GIAO DỊCH BẰNG ĐỒNG BITCOIN TẠI VIỆT NAM CÓ BỊ CẤM

GIAO DỊCH BẰNG ĐỒNG BITCOIN TẠI VIỆT NAM CÓ BỊ CẤM

GIAO DỊCH BẰNG ĐỒNG BITCOIN TẠI VIỆT NAM CÓ BỊ CẤM
GIAO DỊCH BẰNG ĐỒNG BITCOIN TẠI VIỆT NAM CÓ BỊ CẤM

Dịch vụ

GIAO DỊCH BẰNG ĐỒNG BITCOIN TẠI VIỆT NAM CÓ BỊ CẤM

04-11-2021 03:01:49 PM - 1184

Trả lời:

Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, chúng tôi có một số trao đổi như sau:

[1]. Quy định pháp luật về phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt giao dịch thanh toán

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt thì:

“6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.”

Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ công nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đó là: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Tiếp đó, Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về các hành vi bị cấm: “6. Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.

Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng Bitcoin làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.

 [2]. Quy định pháp luật chế tài xử lý khi có hành vi vi phạm

Về xử phạt hành chính

Theo Khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt hành chính với mức từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng:

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;

b) Cho thuê, cho mượn từ 10 tài khoản thanh toán trở lên;

c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp và không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong hành vi vi phạm.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng:

“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

          ….

h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả.

2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

 

LS. PHAN THANH NAM

Các tin khác

CÔNG TY LUẬT TNHH QA VÀ CỘNG SỰ