Địa chỉ: Phòng số LE-04.47 Lexington Residence, 67 Mai Chí Thọ, P. An Phú,TP.Thủ Đức
Mạng xã hội:

Email: lsnguyenquocanh@gmail.com

0919403605

0948300400

BÀN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT, XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ BỊ CÁO LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

BÀN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT, XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ BỊ CÁO LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

BÀN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT, XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ BỊ CÁO LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

BÀN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT, XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ BỊ CÁO LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

BÀN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT, XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ BỊ CÁO LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
BÀN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT, XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ BỊ CÁO LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Dịch vụ

BÀN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT, XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ BỊ CÁO LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

18-12-2018 09:37:50 PM - 1909

I. Đặt vấn đề

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để đầu tư, kinh doanh, du lịch, trường hợp họ thực hiện hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật tại Việt Nam sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đề cập đến thẩm quyền của Tòa án  trong việc xét xử vụ án hình sự có người nước ngoài được quy định trong Bộ luật hình sự và bộ luật tố tụng hình sự.

Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ án hình sự là quyền xem xét, giải quyết các vụ án và quyền hạn khi ban hành các quyết định, bản án khi xem xét giải quyết, xét xử các vụ án đó theo thủ tục tố tụng hình sự. Việc xác định chính xác, khoa học thẩm quyền của Tòa án tránh được sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ giữa các đơn vị Tòa án với nhau, đảm bảo giải quyết vụ án đúng chức năng nhiệm vụ được quy định trong luật.

Như vậy, người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam được hiểu là người không có quốc tịch, người có nhiều quốc tịch nhưng không mang quốc tịch Việt Nam hoặc người không mang quốc tịch Việt Nam mà thời điểm phạm tội đang ở trên phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam. Theo Điều 5 Bộ luật hình sự quy định : Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.

2. Về quy định Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ theo Bộ luật tố tụng hình sự:

Thẩm quyền theo lãnh thổ để giải quyết, xét xử vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 171 BLTTHS: “Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương“.

Bộ Luật tố tụng hình sự cũng quy định rõ về thẩm quyền của Tòa án khi tội phạm thực hiện hành vi phạm tội trên tàu bay, tàu biển nhưng chưa quy định cụ thể Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết vụ án người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

Hiện nay, các bị cáo là người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài và người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam do Tòa án cấp tỉnh thụ lý, giải quyết, do có nhiều vấn đề phức tạp như: liên quan đến yếu tố ngoại giao, liên quan đến xác định chính xác nhân thân của người phạm tội, về bồi thường trách nhiệm dân sự (nếu có) và các vấn đề khác trong vụ án hình sự… cần phải thu thập, thi hành ở nước ngoài, Tòa án cấp huyện không giải quyết được. Nhưng do Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định về thẩm quyền tòa án giải quyết  nên có nhiều vướng mắc, lúng túng khi thụ lý, giải quyết (chưa có căn cứ để áp dụng và hướng dẫn cụ thể).

3. Quan điểm về hướng hoàn thiện pháp luật: Cần quy định thành 01 điều luật cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người nước ngoài.

Thông thường, khi giải quyết vụ án hình sự, Tòa án sẽ giải quyết luôn phần trách nhiệm dân sự. Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án có yếu tố nước ngoài (đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài, cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài) thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh. Do đó, khi xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người nước ngoài thì trách nhiệm dân sự do bị cáo phải chịu. Trường hợp này luật lại dẫn chiếu đến quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự, do vậy thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh là phù hợp và có cơ sở.

Trên đây là quan điểm của tác giả đối với thẩm quyền giải quyết, xét xử các vụ án hình sự có bị cáo là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Rất mong quý ban đọc quan tâm trao đổi.

Các tin khác

CÔNG TY LUẬT TNHH QA VÀ CỘNG SỰ